Tham gia bảo hiểm xã hội là điều bắt buộc mà người lao động nào cũng phải chấp hành, trong đó có cả người giúp việc. Nhiều người quan niệm rằng giúp việc là công việc nhỏ, không được công nhận là một quan hệ lao động. Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2012 đã có quy định về Lao động là người giúp việc gia đình, có nghĩa là những người giúp việc cũng được coi là Người lao động và được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thắc mắc rằng bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội có tác dụng như thế nào đối với người lao động? Và chủ nhà có cần mua bảo hiểm xã hội cho người giúp việc hay không? Để Trung tâm Giúp việc Hồng Doan giải đáp tất cả thắc mắc của các bạn xung quanh vấn đề bảo hiểm xã hội qua bài viết sau đây nhé!
Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Như vậy, bảo hiểm xã hội cho người giúp việc là điều kiện bắt buộc.
Những ai phải tham gia bảo hiểm xã hội?
Khi người giúp việc và chủ nhà ký kết hợp đồng lao động cũng có nghĩa là đã nảy sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì quan hệ lao động đã chính thức được xác lập. Trong đó, người giúp việc là người lao động và chủ nhà là người sử dụng lao động.
Theo quy định của Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động (hay chính là người giúp việc) phải có nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội vì “Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.”
Hoặc đó cũng có thể là “Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.” Hoặc “Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.” Như vậy, cả Người sử dụng lao động và Người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội, cũng tức là bảo hiểm xã hội cho người giúp việc là yếu tố bắt buộc.
Chủ nhà có cần mua bảo hiểm xã hội cho người giúp việc không?
Do tính chất công việc cũng như tính chất của người sử dụng lao động là một gia đình, chỉ thuê người làm việc nhà nên Bộ luật lao động có quy định dễ dàng hơn cho Người sử dụng lao động trong trường hợp này như sau: “Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.”
Căn cư theo Khoản 2 Điều 181 Bộ luật lao động năm 2012 thì Người sử dụng lao động vẫn phải chi trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng việc chi trả này được thực hiện một cách gián tiếp. Đó là trả cho người lao động để họ tự thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội. Tóm lại, chủ nhà vẫn có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc và người giúp việc có nghĩa vụ tự lo bảo hiểm dựa trên số tiền đã được chủ nhà chi trả.
>>> Xem thêm:
- Yêu cầu cần có của người giúp viêc mà chủ nhà nên biết
- Giá thuê người giúp việc được tính như thế nào?
- Mẫu hợp đồng thuê người giúp việc phổ biến nhất
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người giúp việc
Để tham gia bảo hiểm xã hội, người giúp việc chỉ cần nộp tờ khai theo mẫu TK1-TA cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi người giúp việc đang có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Đồng thời, người giúp việc cần xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân và sổ hộ khẩu, giấy tờ tạm trú là có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người giúp việc
Theo Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bao gồm các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Còn bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ có các chế độ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có có người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới được hưởng chế độ ốm đau. Bảo hiểm xã hội cho người giúp việc là bảo hiểm tự nguyện thì chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất chứ không được hưởng chế độ ốm đau.
Trách nhiệm của chủ nhà khi người giúp việc ốm đau
Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, khi người giúp việc ốm đau thì chủ nhà sẽ có các trách nhiệm như:
Tạo điều kiện để người giúp việc nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh.
Nếu có thỏa thuận từ trước thì chi phí khám, chữa bệnh sẽ do chủ nhà chi trả.
Chủ nhà không phải trả lương cho những ngày người giúp việc nghỉ việc do ốm đau.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội cho người giúp việc. Mong rằng qua bài viết này, cả chủ nhà và người giúp việc đều nắm được đầy đủ thông tin và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Giúp việc Hồng Doan để được tư vấn và giải đáp bạn nhé!