Những vụ người giúp việc bị hành hạ dã man khiến dư luận dậy sóng

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc gia đình. Hơn nữa, nhiều cửa hàng, quán ăn, quán cà phê,… mọc ra khắp nơi nên nhu cầu thuê người giúp việc cũng tăng cao. Bên cạnh những gia đình chăm sóc, quan tâm, đối xử tốt với người giúp việc thì cũng có rất nhiều vụ người giúp việc bị hành hạ dã man khiến dư luận dậy sóng.

Hãy cùng Trung tâm Giúp việc Hồng Doan điểm qua một số vụ việc đặc biệt nghiêm trọng gây căm phẫn cho dư luận trong những năm qua nhé!

Vụ người giúp việc bị hành hạ ở quán bánh xèo Bắc Ninh

Ngày 23/11/2020, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự N.T.A.T (33 tuổi, quê Quảng Ngãi) là chủ quán bánh xèo có địa chỉ tại thôn Ấp Đồn, xã Yên Trung để điều tra hành vi “hành hạ người khác”.

Nghi phạm T. bị cáo buộc là tra tấn dã man 2 người giúp việc trong nhiều tháng là T.Q.D (14 tuổi) và V.V.Đ (21 tuổi, cùng quê ở tỉnh Quảng Ngãi). Tuy nhiên, 2 anh em làm ở 1 cơ sở khác nhau, D mới được anh trai đưa từ Quảng Ngãi ra đây làm việc được khoảng 2 tháng.

D kể, em phải bắt đầu công việc bưng bê, dọn dẹp, rửa bát, thu dọn quán từ lúc 7h đến tận 4h sáng hôm sau. D thường xuyên bị bà chủ mắng chửi. Từ cuối tháng 10/2020, D liên tục bị bà chủ đánh đập.

“Mỗi lần thấy em không làm được việc thì bà chủ lôi ra đằng sau quán véo tai, tát vào mặt, đá vào người và dùng chày đập đá đánh vào đầu, lưng. Lần em bị tra tấn khủng khiếp nhất là dùng dụng cụ cạo vảy cá đánh thẳng vào lưng nên đến giờ khắp lưng vẫn còn những vết sẹo. Ông chủ quán cũng đánh em nhưng thường đánh bằng tay chân”, D kể lại.

Ngày nào D cũng bị đánh, có ngày em bị đánh 3 trận. Bà chủ chỉ cho cậu bé ăn bánh xèo khách ăn thừa, bắt em ngủ dưới nền đất, không giường chiếu.
Ngày nào D cũng bị đánh, có ngày em bị đánh 3 trận. Bà chủ chỉ cho cậu bé ăn bánh xèo khách ăn thừa, bắt em ngủ dưới nền đất, không giường chiếu.

Ngày nào D cũng bị đánh, có ngày em bị đánh 3 trận. Bà chủ chỉ cho cậu bé ăn bánh xèo khách ăn thừa, bắt em ngủ dưới nền đất, không giường chiếu.

D cho biết cách đây khoảng 1 tuần, bà T còn dùng chảo chiên bánh xèo còn nóng gí vào cánh tay khiến tay em bị bỏng nặng. Đến tận bây giờ, D vẫn rùng mình sợ hãi khi nhớ lại những trận đòn của bà chủ.

“Em làm việc rất mệt nhưng bà chủ không hề trả một đồng tiền lương. Bà chủ không chỉ đánh mình em, một anh khác làm việc cùng cũng thường xuyên bị đánh đập”, D nói tiếp.

Lãnh đạo khoa ngoại Bệnh viện đa khoa Yên Phong cho biết, lúc nhập viện, D bị nhiều vết thương khắp người và tinh thần hoảng loạn. Hiện sức khỏe em đã ổn định nhưng vẫn cần theo dõi thêm.

>>> Xem thêm:

Vụ người giúp việc bị hành hạ như thời trung cổ tại Pleiku

Vào ngày 23/07/2018, dư luận hết sức phẫn nộ trước vụ chị Y Nhiêu (23 tuổi, dân tộc giẻ Triêng, trú tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) – người giúp việc bị hành hạ dã man như thời trung cổ.

Theo lời kể của Y Nhiêu, trước đó cô vẫn làm việc bình thường. Nhưng từ tháng 5/2018, cô bắt đầu bị bà chủ nhà tên Nga (39 tuổi, phường Thống Nhất, TP Pleiku) hành hạ, đánh đập bằng nhiều ngón đòn kinh khủng. Thường là sau khi bà Nga dùng ma túy, đổ cho Y Nhiêu tội trộm tiền để lấy cớ đánh đập, hành hạ cô. Bà Nga thường dùng bàn là hơ nóng lên rồi dí vào người Nhiêu, lấy cây sắt hơ vào lửa đánh rồi lấy kìm cắt kẽm để cắt tai Nhiêu.

Bà Nga cùng một nhân viên tên Na làm ở đó đã lấy mảnh chai, dao lam cắt vào mặt, vào người, lấy búa đập rồi dùng kìm nhổ răng Y Nhiêu. Bà Nga cũng lấy cái khò thui trụi tóc Nhiêu rồi dùng dao lam cạo hết tóc đi. Bà còn dùng búa đập vỡ xương tay, lấy cây gỗ có gắn đinh đập vào vùng kín và ngực Nhiêu. Khi thấy Nhiêu chảy nhiều máu quá thì bà Nga cũng không đưa Nhiêu đi viện mà chỉ lấy lá mì đắp lên miệng vết thương.

Chưa dừng lại đó, khi Y Nhiêu có thai với bạn trai khoảng 5 tháng thì cái thai bị chết do bị bà Nga đánh đập quá nhiều. Bà Nga liên tục đánh và đạp vào bụng Nhiêu và nói “Nếu là con của chồng tao thì tao giữ, còn không thì tao đập cho chết”. Khi Nhiêu bị đau bụng ra máu, bà Nga bắt Nhiêu mang con chôn ở bãi đất trống gần nhà.

Bà Nga cùng một nhân viên tên Na làm ở đó đã lấy mảnh chai, dao lam cắt vào mặt, vào người, lấy búa đập rồi dùng kìm nhổ răng Y Nhiêu. Bà Nga cũng lấy cái khò thui trụi tóc Nhiêu rồi dùng dao lam cạo hết tóc đi. Bà còn dùng búa đập vỡ xương tay, lấy cây gỗ có gắn đinh đập vào cùng kín và ngực Nhiêu.
Bà Nga cùng một nhân viên tên Na làm ở đó đã lấy mảnh chai, dao lam cắt vào mặt, vào người, lấy búa đập rồi dùng kìm nhổ răng Y Nhiêu. Bà Nga cũng lấy cái khò thui trụi tóc Nhiêu rồi dùng dao lam cạo hết tóc đi. Bà còn dùng búa đập vỡ xương tay, lấy cây gỗ có gắn đinh đập vào cùng kín và ngực Nhiêu.

Đến ngày 10/07/2018, khi bà Nga dọa sẽ cắt lưỡi thì Nhiêu đã lợi dụng lúc đi đổ than để bỏ trốn. May mắn sau đó, nạn nhân được một người dân cho ăn uống, tắm rửa và cho tiền để về nhà.

Ngày 22/07/2018, công an huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã vào cuộc điều tra vụ việc Y Nhiêu bị chủ quán cà phê hành hạ, tra tấn dã man. Công an TP Pleiku cho biết, người đánh đập Y Nhiêu bị “ngáo đá” và sử dụng ma túy. Bước đầu, công an đã đưa bà Nga vào Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai để cách ly, coi như là một biện pháp “giam lỏng”. Quá trình lấy lời khai, bà Nga thừa nhận dùng dao chặt ngón tay và đánh đập Y Nhiêu.

Vụ người giúp việc bị hành hạ dã man tại Hà Nội

Trước đó, vào năm 2012, dư luận bàng hoàng và căm phẫn tột độ trước hành vi bạo hành dã man người giúp việc ở quận Ba Đình, Hà Nội. Theo đó, bà Phạm Thị Phương (sinh năm 1953, trú tại huyện Ứng Hòa, Hà NỘI) có đơn trình báo gửi Công an phường Kim Mã, quận Ba Đình tố cáo các hành vi người giúp việc bị hành hạ dã man của bà Trần Thị Tuyết Minh (sinh năm 1964, hộ khẩu thường trú tại Nhật Tảo, Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Theo tố cáo của bà Phương, trong thời gian giúp việc nhà cho bà Minh tại số nhà 16 ngõ 95 Kim Mã, bà Minh đã dùng tay và dép ghè vào mắt, đá đấm vào thân thể, dùng guốc, máy sấy tóc để đánh lên đầu bà Phương.

Trong thời gian giúp việc nhà cho bà Minh tại số nhà 16 ngõ 95 Kim Mã, bà Minh đã dùng tay và dép ghè vào mắt, đá đấm vào thân thể, dùng guốc, máy sấy tóc để đánh lên đầu bà Phương.
Trong thời gian giúp việc nhà cho bà Minh tại số nhà 16 ngõ 95 Kim Mã, bà Minh đã dùng tay và dép ghè vào mắt, đá đấm vào thân thể, dùng guốc, máy sấy tóc để đánh lên đầu bà Phương.

Thậm chí, bà Minh còn bắt bà Phương ăn ớt kèm theo uống nước nóng. Cực hình dã man nhất theo bà Phương là bà Minh ép bà Phương vào nhà tắm, cởi hết quần áo rồi dùng vòi nước nóng phun vào ngang bụng, lưng, chỗ kín làm bà bị phỏng nặng, đi vệ sinh rất khó khăn, đau đớn.

Đã vậy, trong thời tiết rét đậm, bà Minh còn bắt bà Phương ngủ dưới đất, lột hết quần áo, bật quạt thổi vào người, khiến bà càng đau buốt tột cùng. Cũng theo đơn tố cáo, bà Minh còn đe dọa sẽ cho bà Phương uống thuốc chuột để chết và cho vào bao tải để ném xuống sông Hồng cho mất tích.

Trả giá cho hành vi thú tính của mình, vào tháng 5/2012, bà Trần Thị Tuyết Minh đã bị Tòa án nhân dân quận Ba Đình tuyên phạt 18 tháng tù giam.

Vụ người giúp việc bị hành hạ bởi chủ nhà và những người giúp việc làm cùng tại Cà Mau

Có lẽ dư luận cũng không thể nào quên hình ảnh cậu bé Hào Anh 14 tuổi – người giúp việc bị hành hạ dã man với các thủ đoạn như bẻ răng, kẹp đứt môi, dí sắt nung đỏ vào người năm 2010.

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi ly dị chồng, bà Thoa (mẹ Hào Anh) đã gửi con cho vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm để giúp việc sản xuất kinh doanh tôm giống. Trong thời gian này, vợ chồng anh Giang chị Thơm cho rằng Hào Anh lười biếng, chậm chạp, làm không vừa ý, không biết vâng lời cho nên thường xuyên đánh đập, hành hạ bằng nhiều công cụ và thủ đoạn khác nhau, nhiều lúc thay nhau đánh Hào Anh. Đồng thời xúi giục, lôi kéo hai người giúp việc khác là Lưu Văn Khánh và Lâm Lý Huỳnh tiếp tay đánh đập Hào Anh.

Việc đánh đập, hành hạ dã man Hào Anh diễn ra nhiều nhất là vào tháng 4/2010 cho đến khi quần chúng phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng. Theo kết quả giám định pháp y về thương tích của Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Cà Mau: mức độ tổn hại sức khỏe của Hào Anh là 66,83%.

Sau đó, Công an đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam chồng chủ trại là Huỳnh Thanh Giang, cho tại ngoại vợ là Mã Ngọc Thơm để nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, bị dân chúng phẫn nộ liên tục vây nơi ở để yêu cầu trừng trị thích đáng, Thơm hoảng sợ làm đơn xin vào trại giam và Công an tiếp tục bắt giữ Thơm.

Sau quá trình xét hỏi, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa tuyên phạt các bị cáo: Huỳnh Thanh Giang 23 năm tù giam, Mã Ngọc Thơm 23 năm tù giam, Lâm Lý Huỳnh 1 năm 6 tháng tù giam và Lưu Văn Khánh 1 năm 6 tháng tù giam. Các bị cáo đã bị truy tố với các tội danh: “Cố ý gây thương tích và hành hạ người khác” theo quy định tại Điều 104 và 110 của Bộ luật hình sự.

Dư luận cũng không thể nào quên hình ảnh cậu bé Hào Anh 14 tuổi bị hành dạ dã man với các thủ đoạn như bẻ răng, kẹp đứt môi, dí sắt nung đỏ vào người năm 2010.
Dư luận cũng không thể nào quên hình ảnh cậu bé Hào Anh 14 tuổi bị hành dạ dã man với các thủ đoạn như bẻ răng, kẹp đứt môi, dí sắt nung đỏ vào người năm 2010.

Những vụ việc như vừa kể trên là không thiếu, nó có thể xảy ra ở bất kỳ địa điểm nào, chỉ cần có người còn im lặng, còn tiếp tay cho những hành động bạo lực đó là nó vẫn sẽ tiếp diễn. Bởi vậy, những người giúp việc bị hành hạ cần phải lên tiếng tố giác hoặc nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để giải thoát và tự cứu lấy bản thân mình. Những người đang làm công việc giúp việc cũng nên tìm đến những trung tâm uy tín như Trung tâm Giúp việc Hồng Doan để bảo vệ quyền lợi của bản thân và nhận được sự quan tâm kịp thời, nhanh chóng.

Share This Post